Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Với mạng lưới và cộng sự về sở hữu trí tuệ tại 72 quốc gia, chúng tôi tự tin và khẳng định sẽ cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế và Việt Nam với mức phí tiết kiệm và cách thức đăng ký phù hợp. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế và Việt Nam của Luật Rong Ba như sau.

Đăng ký nhãn hiệu Madrid.

Hệ thống Madrid (chính thức là hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế của Madrid) là hệ thống quốc tế chính để tạo điều kiện cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước trên thế giới. Hệ thống này gồm có:

thỏa ước Madrid (MA).

Nghị định thư Madrid (MP).

Hiện nay, Việt Nam vừa là thành viên của Thỏa ước Madrid vừa là thành viên của Nghị định thư Madrid, cho nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức này để đăng ký nhãn hiệu của mình tại các quốc gia thành viên.

Tuy cùng chung một hệ thống và đều được sử dụng để đăng ký nhãn hiệu quốc tế nhưng giữa Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid vẫn có những điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Tiêu chí

Nghị định thư Madrid

Thỏa ước Madrid

Cơ sở đăng ký

Dựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ.

Dựa vào Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước sở tại.

Ngôn ngữ đơn đăng ký

Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp

Tiếng Pháp

Điều kiện nộp đơn

Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế ngay sau khi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại mà không cần phải đợi đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước đó

Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sau khi đã được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước sở tại

Hiệu lực đăng ký quốc tế

Trong vòng 18 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời han quy định

Trong vòng 12 tháng, kể từ khi đơn được nộp hợp lệ nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định.

Thời hạn bảo hộ

10 năm và có thể được gia hạn thêm.

20 năm và có thể gia hạn thêm

Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia

Đơn đăng ký chỉ định tại các quốc gia vẫn có hiệu lực và giữ nguyên ngày chỉ định trong trường hợp đơn đăng ký tại nước xuất xứ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ nếu việc chỉ định được thực hiện trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước xuất xứ

Không quy định về việc chuyển đổi đơn

Mức độ phụ thuộc vào Giấy chứng nhận gốc tại nước xuất xứ

Không đề cập đến vấn đề này

Sẽ bị mất hiệu lực bảo hộ nếu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ bị hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì.

Cách tính phí chỉ định

Phí theo từng nước quy định, hoặc theo quy định chung

Phí theo quy định chung

Số lượng quốc gia có thể lựa chọn chỉ định bảo hộ

81

56

Thông qua các điểm khác biệt cơ bản nêu trên, có thế thấy những ưu và nhược điểm của từng hình thức đăng ký theo Thỏa ước Madrid và theo Nghị định thư Madrid.

Vì vậy, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo hệ thống Madrid, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải chú ý đến tính hiệu quả để lựa chọn hình thức đơn đăng ký phù hợp.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của hệ thống Madrid.

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của hệ thống Madrid.

Doanh nghiệp có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam, trong các trường hợp sau đây:

Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo thỏa ước Madrid;

Doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

Ngoài đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với đăng ký nhãn hiệu trong nước – xem chi tiết tại công việc “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu” thì doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần lưu ý thêm: việc đăng ký phải được tiến hành tại 01 quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid.

Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế dưới hình thức này thì nên thực hiện tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu để có thể tránh được rủi ro khi đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.

Sau khi đáp ứng các điều kiện trên và đảm bảo nhãn hiệu của mình không tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước thì doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid.

Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).

Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên thỏa ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí).

Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn.

Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam)

Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

Nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì có thêm Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện)

Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid).

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận tại nước sở tại).

Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).

Cục Sở hữu trí tuệ chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.

Lưu ý:

Doanh nghiệp cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế.

Doanh nghiệp phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Doanh nghiệp phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng.

Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.

Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI CHÂU ÂU.

Để tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và đỡ tốn kém cho các chủ nhãn hiệu trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu, cộng đồng châu Âu đã thành lập riêng một hệ thống đăng ký nhãn hiệu vào tất cả các quốc gia thành viên được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay CTM (Community trade mark).

Để được bảo hộ ở tất cả 27 quốc gia thành viên, người nộp đơn chỉ cần nộp một đơn đăng ký duy nhất. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ ở tất cả các quốc gia thành viên của cộng đồng.

Tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn.

Tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của Người nộp đơn;

Giấy uỷ quyền của Người nộp đơn;

5 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

 Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Cơ quan nhận đơn: “The Office for Hamonization in the Internal market”, viết tắt là OHIM, có trụ sở tại Tây Ban Nha.

Đơn đăng ký nhãn hiệu CTM có thể được làm bằng một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng (đây được gọi là ngôn ngữ thứ nhất). Trong đơn, người nộp đơn phải tuyên bố chọn một trong 5 ngôn ngữ: Tây ban nha, Đức, Anh, Pháp và Ý (đây là 5 ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở OHIM) là ngôn ngữ thứ hai để sử dụng khi tiến hành các thủ tục, ví dụ như phản đối đơn, khiếu nại, huỷ bỏ hiệu lực, v.v…

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI MỸ.

Người nước ngoài có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ dựa trên các căn cứ sau.

Nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại tại Mỹ;

Có ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ;

Nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký tại một nước là thành viên của Công ước Paris, hoặc nước là thành viên của một thỏa ước quốc tế về nhãn hiệu mà Mỹ công nhận;

Nhãn hiệu đã được đăng ký tại nước xuất xứ của Người nộp đơn.

Các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ bao gồm:

Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký;

Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Thông tin về người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (tên, địa chỉ, quốc tịch,…);

Ngoài các tài liệu trên, người nộp đơn cần nộp thêm một số tài liệu cần thiết tùy thuộc vào căn cứ nộp đơn:

Trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng: người nộp đơn cần tuyên bố trong đơn rằng nhãn hiệu đã được sử dụng và tài liệu thể hiện việc sử dụng nhãn hiệu (như mẫu bao bì chứa nhãn hiệu hoặc ảnh chụp nhãn hiệu được sử dụng trên sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,…);

Trường hợp nhãn hiệu chưa được sử dụng: người nộp đơn cần tuyên bố trong đơn ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại Mỹ.

Trong trường hợp này, người nộp đơn phải tiến hành sử dụng nhãn hiệu thực sự trong thương mại Mỹ sau khi nộp đơn.

Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp sau khi người nộp đơn đã nộp đầy đủ những tài liệu cần thiết thể hiện việc sử dụng nhãn hiệu trong thực tế.

Trường hợp dựa trên đơn đăng ký đã nộp ở một nước khác hoặc nước xuất xứ của người nộp đơn: người nộp đơn cần tuyên bố ý định sư dụng nhãn hiệu trong thương mại Mỹ kèm theo các tài liệu và bản sao công chứng đơn đã nộp ở nước khác;

Xem xét đơn đăng ký:

Đơn đăng ký sau khi nộp sẽ được chuyển sang giai đoạn xét nghiệm đơn thường kéo dài 05 tháng. Nếu đơn đăng ký không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ sẽ ra thông báo từ chối, người nộp đơn có quyền khiếu nại thông báo trên trong thời hạn 06 tháng.

Ngược lại, nếu đơn đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì sẽ được chuyển sang giai đoạn công bố đơn trên công báo nhãn hiệu hàng hóa.

Hết thời hạn đăng trên công báo nhãn hiệu hàng hóa, nếu không có cá nhân, tổ chức nào phản đối, người nộp đơn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ là 10 năm.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI LÀO, CAMPUCHIA VÀ MYANMAR.

Đăng ký nhãn hiệu tại Lào:

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Lào cần nộp đơn thông qua:

Đại diện hợp pháp tại CHDCND Lào hoặc;

Tổ chức đại diện SHTT tại Lào.

Cũng giống như nhiều quốc gia khác, CHDCND Lào cũng áp dụng Bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ Quốc tế theo Thỏa ước NICE. Mỗi đơn đăng ký chỉ được dùng để đăng ký cho 01 nhãn hiệu.

Các thông tin và tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

Tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của Người nộp đơn;

Giấy uỷ quyền có công chứng của Người nộp đơn. Giấy ủy quyền phải nêu cụ thể nhãn hiệu Mỗi giấy ủy quyền chỉ được sử dụng cho việc đăng ký 01 nhãn hiệu; chỉ được sử dụng cho nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu khi các đơn đăng ký này nộp cùng nhau.

10 (mười) mẫu nhãn hiệu cần đăng ký có kích thước không nhỏ hơn 50 x 50mm và không lớn hơn 100 x 100 mm;

Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Nhãn hiệu đăng ký sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định cả về hình thức và nội dung có thể kéo dài đến 06 tháng. Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia:

Người nước ngoài có thể nộp đơn đăng ký ở Campuchia cho nhãn hiệu đã được đăng ký ở một quốc gia khác hoặc nhãn hiệu đăng ký đầu tiên ở Campuchia.

Trường hợp nhãn hiệu đã được đăng ký ở quốc gia khác, người nộp đơn cần cung cấp các thông tin về đơn đăng ký đầu tiên cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu Campuchia. Trường hợp đơn đăng ký ở Campuchia là đơn đăng ký đầu tiên thì người nộp đơn phải nêu rõ “ý định sử dụng nhãn hiệu” trong đơn.

Các thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu ở Campuchia gồm có:

Tên và địa chỉ đầy đủ của người nộp đơn;

Giấy ủy quyền của chủ nhãn hiệu có công chứng của nước sở tại;

20 mẫu nhãn hiệu có kích thước không dưới 50×50 mm và không lớn hơn 80 x 80 mm;

Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký bảo hộ;
Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).

Mỗi đơn đăng ký ở Campuchia chỉ được đăng ký cho một nhãn hiệu và cho 01 nhóm sản phẩm dịch vụ. Đơn đăng ký cũng phải trải qua các giai đoạn xem xét về nội dung và hình thức. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thường được cấp trong vòng 5-6 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Campuchia là 10 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày hưởng quyền ưu tiên.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Hết thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp “Bản tuyên thệ về việc sử dụng nhãn hiệu” nếu nhãn hiệu được sử dụng tại Campuchia hoặc “Bản tuyên thệ về việc không sử dụng nhãn hiệu” nếu nhãn hiệu không được sử dụng.

Trường hợp chủ nhãn hiệu không nộp bản tuyên thệ, nhãn hiệu sẽ bị đình chỉ nếu có người thứ 3 yêu cầu.

Đăng ký nhãn hiệu tại MYANMAR:

Ở Myanmar, việc đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc vì nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua thực tế sử dụng.

Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giúp chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại hành vi xâm phạm quyền một cách hữu hiệu. Sau khi đăng ký, nhãn hiệu sẽ được đăng trên báo chí để cảnh báo về quyền sở hữu công nghiệp.

Việc đăng báo này được coi là bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu và đươc chấp nhận trong phiên tòa dân sự và hình sự để chống lại bên thứ ba.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài không thể trực tiếp nộp đơn tại Myanmar mà phải thông qua Người ủy quyền hợp pháp tại Myanmar hoặc Tổ chức đại diện về nhãn hiệu tại Myanmar.

Hồ sơ đăng ký gồm có:

Giấy ủy quyền có công chứng và được xác nhận của Đại sứ quán hoặc Cơ quan lãnh sự của Myanmar ở nước ngoài;

Bản tuyên thệ về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu (làm theo mẫu). Bản tuyên thệ phải có chữ ký và dấu (nếu có) của chủ sở hữu, được công chứng tại cơ quan công chứng, sau đó được hợp pháp hóa lãnh sự tại lãnh sự quán Myanmar nơi gần nhất;

12 mẫu nhãn hiệu;

Danh mục sản phẩm và/hoặc dịch vụ (không nhất thiết phải phân loại theo phân loại quốc tế);

Thông thường, việc đăng ký một nhãn hiệu ở Myanmar trải qua 03 bước:

Tra cứu nhãn hiệu tại Cơ quan có thẩm quyền;

Nộp đơn đăng ký;

Đăng thông báo trên báo chí.

 Thời gian từ khi nộp đơn đăng ký đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là từ 04-06 tuần.

Myanmar không có quy định về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu được khuyến cáo về việc đăng thông báo sử dụng nhãn hiệu trên báo chí 03-05 năm một lần để ngăn ngừa hành vi xâm phạm và là bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu.

NHỮNG DỊCH VỤ NHÃN HIỆU NÀO CHÚNG TÔI CÓ THỂ CUNG CẤP?

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Thực thi, xử lý xâm phạm nhãn hiệu

Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu

Quản lý hồ sơ nhãn hiệu đăng ký quốc tế (Đơn và quá trình sau khi cấp bằng)

Tra cứu và lựa chọn nhãn hiệu phù hợp

Theo dõi nhãn hiệu

Phản đối cấp nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu của Khách hàng

Hủy nhãn hiệu trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu.

Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên tại Luật Rong Ba

Luật Rong Ba với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý thường xuyên trong nhiều lĩnh vực. Luật Rong Ba chỉ cung cấp các dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp.

Trong đó Luật Rong Ba thường xuyên là một trong các dịch vụ chủ chốt nhất của Phòng luật sư công ty Tư vấn luật.

Ngày nay tư vấn pháp lý thường xuyên không còn mới lạ và ngày càng được nhiều tổ chức và doanh nghiệp áp dụng bởi tính hữu ích của dịch vụ và chi phí thấp.

Thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn thắc mắc hỏi tư vấn pháp lý thường xuyên là gì? Chúng tôi được gì khi sử dụng dịch vụ đó.

Qua đây để giải đáp thắc mắc của những doanh nghiệp còn băn khoăn Luật Rong Ba cũng xin tư vấn để doanh nghiệp nắm vững hơn.

Điểm khác biệt nhất trong tư vấn pháp luật thường xuyên hay tư vấn pháp lý thường xuyên là hoạt động “thường xuyên” các luật sư tư vấn làm việc liên tục trong việc hỗ trợ và tư vấn và xử lý các vụ việc liên quan đến pháp lý dù không ngồi và làm việc tại văn phòng doanh nghiệp có nhu cầu thuê luật sư giống như một nhân viên pháp chế doanh nghiệp thông thường.

Gói cơ bản

Kiểm tra tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp

Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh, các thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước, các vấn đề pháp lý nội bộ của doanh nghiệp.

Tư vấn phương án giải quyết các tồn tại ở góc độ pháp lý của doanh nghiệp.

Báo cáo và Thư tư vấn qua email, mạng xã hội

Luật sư hỗ trợ giải thích, phân tích qua điện thoại, email và tài khoản mạng xã hội.

Tư vấn pháp luật về hợp đồng

Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống hợp đồng và các văn bản liên quan đến quá trình giải quyết

Cung cấp bộ hợp đồng mẫu và các văn bản mẫu liên quan đến ký kết, thực hiện hợp đồng

Tư vấn, hướng dẫn phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tư vấn và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho doanh nghiệp

Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

Các thủ tục về Sở hữu trí tuệ;

Đăng ký tài sản doanh nghiệp;

Tạm dừng, chấm dứt hoạt động;

Thủ tục đăng ký, thông báo nội quy lao động;

Các thủ tục hành chính khác;

Các vấn đề phòng cháy chữa cháy

Tư vấn về lĩnh vực tái cấu trúc Doanh nghiệp

Luật Rong Ba sẽ thực hiện tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn về pháp luật Lao động

Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động

Cung cấp biểu mẫu chuẩn, phù hợp quy định pháp luật về lao động

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

Tư vấn lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Luật Rong Ba sẽ thực hiện tư vấn các thủ tục thuế cơ bản cho doanh nghiệp

Gói nâng cao

Gói dịch vụ này sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp trong nước với quy mô vừa và lớn, bao gồm các thông tin cơ bản sau:

Kiểm tra tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp

Công việc của gói cơ bản

Luật sư tư vấn trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật về Hợp đồng

Kiểm tra Hợp đồng và các văn bản liên quan đến việc ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng

Soạn thảo bộ hợp đồng mẫu và các văn bản mẫu liên quan đến ký kết, thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp

Tư vấn, soạn thảo văn bản và hướng dẫn phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tư vấn các Thủ tục hành chính

Tư vấn và hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp:

Các thủ tục tại gói cơ bản

Các quy định pháp luật về môi trường;

Các quy định về pháp luật đất đai trong doanh nghiệp;

Thủ tục xây dựng công trình

Hỗ trợ thực hiện (khách hàng gửi thêm công tác phí).

Tư vấn, soạn thảo các văn bản thực hiện thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với các hành vi hành chính, quyết định hành chính trái quy định pháp luật gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Tư vấn thực hiện Tái cấu trúc Doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp;

Tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;

Tư vấn thủ tục mua bán tài sản doanh nghiệp

Tư vấn giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong doanh nghiệp;

Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp;

Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần doanh nghiệp

Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán tài sản doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật về Lao động

Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động

Soạn thảo biểu mẫu chuẩn, phù hợp quy định pháp luật và chính sách công ty về lao động

Tư vấn, soạn thảo văn bản, đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục tài chính doanh nghiệp

Tư vấn các thủ tục thuế cơ bản cho doanh nghiệp

Tư vấn về chính sách và điều kiện tiếp cận vốn, bao gồm các thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng và tổ chức tín dụng khác

Tư vấn, soạn thảo văn bản, đơn từ để giải quyết tranh chấp tín dụng với ngân hàng cho doanh nghiệp

Thương mại – Quảng cáo

Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá

Gói chuyên nghiệp

Đây là gói dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên mà các doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên sử dụng, có một số nội dung như sau:

Kiểm tra tình trạng pháp lý

Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh, các thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước, các vấn đề pháp lý nội bộ của doanh nghiệp.

Tư vấn phương án giải quyết các tồn tại ở góc độ pháp lý của doanh nghiệp.Báo cáo và Thư tư vấn qua email, mạng xã hội

Luật sư – phiên dịch viên tư vấn trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp;

Thư tư vấn song ngữ (Anh Việt) qua mail

Tư vấn pháp luật về Hợp đồng

Các công việc tại gói nâng cao nhưng bao gồm SONG NGỮ ANH VIỆT

Luật sư – phiên dịch viên tư vấn trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp;

Tư vấn về Thủ tục hành chính

Tư vấn và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Các thủ tục tại gói nâng cao

Thay mặt khách hàng thực hiện

đăng ký nhãn hiệu quốc tế

đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Tư vấn, soạn thảo các văn bản thực hiện thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với các hành vi hành chính, quyết định hành chính trái quy định pháp luật gây thiệt hại cho doanh nghiệp (SONG NGỮ ANH VIỆT).

Tư vấn về Tái cấu trúc Doanh nghiệp

Các công việc trong gói nâng cao nhưng bao gồm SONG NGỮ ANH – VIỆT

Tư vấn pháp luật về Lao động

Các công việc trong gói nâng cao nhưng bao gồm SONG NGỮ ANH – VIỆT

Tư vấn pháp luật về tài chính doanh nghiệp

Các công việc trong gói nâng cao nhưng bao gồm SONG NGỮ ANH – VIỆT

Tư vấn pháp luật về thương mại – Quảng cáo

Tất cả các công việc dưới đây (bao gồm SONG NGỮ VIỆT – ANH):

Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá

Tư vấn về thủ tục lưu thông hàng hóa trong nước

Tư vấn về thủ tục hải quan

Tư vấn về phòng vệ thương mại

Tư vấn về các chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh

Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Luật Rong Ba

Tư vấn qua tổng đài

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Rong Ba làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối Tổng đài Luật Rong Ba

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba

Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành

Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài: 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số  nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Rong Ba sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Rong Ba bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Rong Ba trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn: 

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Rong Ba mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Luật Rong Ba sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi:  (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Luật Rong Ba cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Rong Ba sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Luật Rong Ba cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Luật Rong Ba cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu Việt Nam

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật Rong Ba!

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775