EPE là gì

Lĩnh vực xuất nhập khẩu rất rộng không chỉ có dây chuyền xuất nhập khẩu mà còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác liên quan, vậy nên có nhiều doanh nghiệp khác nhau phụ trách chuyên về từng mảng riêng biệt. Trong đó có doanh nghiệp epe là một hình thức tổ chức hỗ trợ công việc xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung epe là gì theo quy định của pháp luật hiện hành.

EPE là gì

Đối với những người chưa hiểu biết nhiều về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì chắc hẳn khái niệm epe là gì còn khá là mới mẻ.

EPE là từ viết tắt của tên tiếng anh Enterprise Processing Export, nó được gọi là doanh nghiệp chế xuất.

Căn cứ khoản 10 điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có quy định “Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.

Có thể thấy là quy định này chỉ mang khái quát và có phần hơi chung chung, phần nào khiến việc đánh giá đủ điều kiện được công nhận là doanh nghiệp chế xuất khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, vì họ thường không dễ được đăng ký hoạt động trong khu chế xuất.

Vậy epe là gì? Theo quy định trên, ta thấy epe là doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác. Những doanh nghiệp này nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu dân cư.

Nếu doanh nghiệp không nằm trong khu kinh tế thì bắt buộc phải ngăn cách với các khu vực bên ngoài theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được xuất khẩu 100% đi nước ngoài và phải được khai báo đầy đủ với cơ quan hải quan.

Quy định về việc tạm trú trong doanh nghiệp chế xuất

Điều 29 của Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về việc tạm trú trong khu chế xuất như sau:

  • Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không cho phép dân cư sinh sống.
  • Chỉ những nhà đầu tư, người làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được ra vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
  • Trường hợp cần thiết, người nước ngoài (gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia) được phép tạm trú tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc tạm trú của người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện sau:
  • Để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Không kèm theo gia đình và người thân;
  • Phải tuân thủ thủ tục đăng ký và khai báo tạm trú theo quy định hiện hành về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nơi ở của nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia nước ngoài phải bố trí riêng biệt với khu sản xuất, văn phòng; đáp ứng các tiêu chuẩn của pháp luật về xây dựng đối với nhà ở; doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tạm trú cho người nước ngoài; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất.

Quy định riêng áp dụng với doanh nghiệp chế xuất

Điều 30 của Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về các quy định riêng đối với doanh nghiệp chế xuất bao gồm:

  • Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư.
  • Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
  • Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
epe là gì

epe là gì

  • Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.
    Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
  • Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này, được thành lập trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp chế xuất.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp EPE

Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khi muốn thành lập như doanh nghiệp EPE sẽ yêu cầu nhiều hình thức thủ tục và vấn đề phức tạp, khó khăn hơn sơ với những doanh nghiệp thông thường.

Để thành lập doanh nghiệp EPE doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các ngành nghề hoạt động của mình phải thuộc nhóm các ngành nghề không bị cấm tại Việt Nam.

Nếu muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì yêu cầu phải có mẫu giấy chứng nhận đầu tư theo chuẩn của pháp luật quy định và các văn bản chứng từ chứng minh dự án đầu tư hoặc dự án hợp tác đầu tư. 

Đối với chủ doanh nghiệp là người Việt Nam thì phải chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu. Những thông tin điền trong tờ giấy đề nghị phải đảm bảo đúng với sự thật, không được phép có sự che giấu, dối trá.

Bên cạnh đó, trước khi thành lập doanh nghiệp EPE doanh nghiệp phải chuẩn bị:

  • Văn bản dự thảo điều lệ của doanh nghiệp EPE:

Doanh nghiệp EPE có đặc thù khác hẳn những doanh nghiệp thông thường. Do đó nếu muốn thành lập doanh nghiệp EPE thì buộc phải có điều lệ doanh nghiệp. Văn bản này phải được các thành viên hay các cổ đông sáng lập thông qua và ký tên xác nhận.

Việc chuẩn bị văn bản điều lệ cần tuân thủ đúng các phạm vi hoạt động của doanh nghiệp chế xuất

  • Doanh nghiệp phải có danh sách thành viên, cổ đông sáng lập của doanh nghiệp EPE:

Hoạt động của doanh nghiệp EPE khá phức tạp. Vì vậy, nhà nước cũng có những chế tài đặc thù để quản lý các doanh nghiệp EPE. Do đó, một trong các điều kiện và thủ tục cần thiết chính là phải trình được danh sách thành viên hay cổ đông sáng lập.

Hồ sơ bao gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận thân phận của giám đốc hoặc tổng giám đốc và các thành viên, cổ đông sáng lập của doanh nghiệp EPE phải được công khai.

Ngoài ra, bất kỳ các chứng từ và văn bản về vốn điều lệ và tỷ lệ nguồn vốn phải được thông qua bởi hội đồng thành viên, cổ đông.

Nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp phải có thêm báo cáo về năng lực tài chính của doanh nghiệp và phải tự chuẩn bị báo cáo một cách đầy đủ, trung thực.

Các ưu đãi doanh nghiệp epe được hưởng

Theo quy định của cơ quan pháp luật hiện hành, doanh nghiệp chế xuất sẽ nhận được một số ưu đãi như sau:

  • Miễn thuế xuất khẩu áp dụng với những khu chế xuất từ bên ngoài.
  • Miễn thuế xuất nhập khẩu từ khu vực bên ngoài vào khu chế xuất.
  • Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế VAT.
  • Doanh nghiệp chế xuất được hưởng những ưu đãi với những trường hợp khuyến khích đầu tư.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về epe là gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về quy định epe là gì và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775