Thành lập doanh nghiệp chế xuất

Hiện nay tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,…xuất hiện ngày càng nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp. Chính vì thế những doanh nghiệp cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong các khu vực này. Để thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam sẽ cần thỏa nhiều điều kiện về hồ sơ và thủ tục khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung thành lập doanh nghiệp chế xuất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất hay còn gọi là doanh nghiệp EPE là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất không phải một loại hình doanh nghiệp. Tên gọi nhằm thể hiện địa điểm đặt doanh nghiệp và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 10 điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có quy định “Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”. Như vậy, doanh nghiệp chế xuất gồm hai loại:

  • Loại 1: doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu chế xuất: là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
  • Loại 2: doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất: là doanh nghiệp được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Để được thành lập doanh nghiệp chế xuất thì các nhà đầu tư phải tuân theo các điều kiện nhất định mà pháp luật Việt Nam đưa ra. Tại điều 30 của Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có quy định về các quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, cụ thể:

  • Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
  • Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng;
  • Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
  • Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.
  • Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
  • Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
  • Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.
  • Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
  • Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên không phải vì thế mà chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới được thành lập doanh nghiệp chế xuất. 

thành lập doanh nghiệp chế xuất

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cũng tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. Dưới đây là thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cơ bản gồm các bước như sau :

  • Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  • Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các trường hợp sau đây:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, kê khai thông tin hồ sơ lên trang điện tử đăng ký đầu tư nước ngoài. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao một trong các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Sau đó, nộp hồ sơ cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế. Hồ sơ sẽ được xử lý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

  • Bước 3:  Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Hồ sơ hợp lệ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin thành lập công ty chế xuất
  • Bản thông qua thành lập doanh nghiệp của cổ đông, các thành viên xác nhận
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập của doanh nghiệp chế xuất, 
  • Văn bản điều lệ doanh nghiệp
  • Các văn bản chứng minh đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế
  • Giấy CMND, hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên công ty

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, nhà đầu tư nộp về phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty. Hồ sơ sẽ được xử lý trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

  • Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thời hạn để một doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung đăng ký thông tin công ty là 30 ngày kể từ ngày được công khai. Cụ thể, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Căn cứ điều 45  Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định”. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký thông tin muộn hơn so với ngày pháp luật quy định thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đến 15.000.000 VNĐ.

  • Bước 5: Khắc dấu của doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

  • Bước 6: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Ưu đãi dành cho doanh nghiệp chế xuất

  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định thuế suất ưu đãi thì đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17% trong thời gian 10 năm. Ngoài ra, tại diều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì Doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 02 năm đầu tiên. Và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo. Trừ trường hợp Doanh nghiệp chế xuất tại quận nội thành của đô thị loại đặc biệt. Đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
  • Ưu đãi tiền sử dụng đất: Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Thì dự án đầu tư của Doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 07 năm.
  • Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu: Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 cũng như Luật thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu 2016 thì quan hệ mua bán giữa khu chế xuất với nước ngoài sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thành lập doanh nghiệp chế xuất. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775