Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Với lợi thể là đất nước có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp nên ngày càng thu hút khách du lịch.
Cùng với đó là sự phát triển lớn mạnh của các công ty về du lịch. Đây là lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận “khủng”.
Vậy điều kiện thể thành lập công ty du lịch là gì? Muốn thành lập công ty du lịch phải làm gì? thủ tục thành lập công ty du lịch. Hãy cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành, mở công ty cần những gì?
Tại Khoản 9 Điều 3 Luật du lịch năm 2017 quy định Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại Điều 30 Luật du lịch năm 2017 bao gồm:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
Kinh doanh lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tại Điều 31 Luật du lịch năm 2017 quy định về điều kiện kinh doanh lữ hành. Theo đó,
Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
Là doanh nghiệp/công ty được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
Thực hiện xong việc ký quỹ để kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành) phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành (bao gồm: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Du lịch lữ hành; Quản lý và kinh doanh du lịch); trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ về điều hành du lịch nội địa.
Điều kiện thành lập văn phòng du lịch kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
Là doanh nghiệp/công ty được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành) phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành (bao gồm: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Du lịch lữ hành; Quản lý và kinh doanh du lịch); trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ về điều hành du lịch quốc tế.
Tùy việc doanh nghiệp đáp ứng điều kiện các loại hình kinh doanh du lịch nêu trên sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Tại Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của luật du lịch có quy định về mức ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành như sau:
Mức ký quỹ để kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động ở tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
Số tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Việc nộp tiền ký quỹ, quản lý tiền ký quỹ được quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP như sau:
Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.
Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ của doanh nghiệp, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
Hợp đồng ký quỹ phải có các nội dung chính như: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; quy định hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP.
Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP.
Trong trường hợp khách du lịch mà bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng trả kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng đã ký quỹ cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trên, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp:
(1) Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
(2) Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Quy trình, thủ tục thành, cách thức thành lập công ty du lịch lữ hành.
Ngành nghề kinh doanh du lịch lữ hành thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện khi đăng ký kinh doanh. Nên khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp bạn phải hoàn tất thủ tục xin giấy phép kinh doanh du lịch tại sở du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp.
Các công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện trong bước này là:
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ lên sở KHĐT
Rất nhiều Quý khách hàng thắc mắc là muốn mở công ty du lịch thì nên mở công ty gì? nên thành lập công ty gì? Tùy vào nhu cầu và mong muốn của mình, Quý khách hàng có thể thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH,….
Thành phần hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần được quy định tại Điều 23 Luật doanh nghiệp năm 2014, được hướng dẫn tại Điều 9, 10 và Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP), bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
Điều lệ công ty (có đầy đủ họ và tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và chữ ký của người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) (tải mẫu bìa điều lệ công ty tại đây);
Danh sách cổ đông sáng lập của công ty và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách những người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
Quyết định thành lập công ty cổ phần/Giấy chứng nhận đăng ký công ty hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài/tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thành phần hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên được quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp năm 2014, hướng dẫn chi tiết tại Điều 9, Điều 10, Điều 22 và Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, bao gồm:
Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của từng đại diện theo ủy quyền.
Danh sách những người đại diện theo ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục mở công ty TNHH đối với trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp là tổ chức (tham khảo cách thành lập công ty TNHH tại đây).
Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp năm 2014, hướng dẫn chi tiết tại Điều 9, Điều 10, Điều 22 và Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
Bản sao các giấy tờ sau đây:
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký công ty hoặc các giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của những người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, Quý Khách hàng tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, theo kinh nghiệm mở công ty du lịch của chúng tôi thì sau khoảng 3 (ba) – 5 (năm) ngày làm việc nếu hồ sơ mà Quý Khách hàng nộp đã hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
Đăng bố cáo thành lập mới doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
Hoàn tất thủ tục khắc và thông báo mẫu dấu;
Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính;
Treo bảng hiệu công ty;
Đặt và kích hoạt token khai thuế qua mạng, mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT;
Nộp lệ phí môn bài;
Xin đặt đặt in hóa đơn tại chi cục thuế, sau khi có chấp thuận cho phép doanh nghiệp đặt in hóa đơn, doanh nghiệp tiến hành đạt in và phát hành hóa đơn GTGT.
Những kinh nghiệm thành lập công ty ở Bước 1:
Doanh nghiệp chưa phải thực hiện ký quỹ và doanh nghiệp cũng không phải chứng minh vốn;
Không yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Về vốn điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp: Vốn điều lệ thành lập công ty du lịch không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vì vậy công ty có thể đăng ký tùy theo năng lực góp vốn.
Tuy nhiên, như đã nêu ở phần đầu về yêu cầu ký quỹ, để đảm bảo doanh nghiệp nên đăng ký lớn hơn 100 triệu đồng với công ty kinh doanh lữ hành nội địa, lớn hơn 500 triệu đồng với công ty kinh doanh lữ hành quốc tế.
Về ngành nghề: Thành lập doanh nghiệp cần những gì về ngành nghề? Công ty kinh doanh du lịch phải đăng ký ngành nghề “Điều hành tua du lịch. Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh doanh lữ hành quốc tế”. Ngoài ra công ty du lịch nên đăng ký thêm một số ngành như:
STT |
Tên ngành nghề |
Mã số |
1. |
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch chi tiết: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường) |
7920 |
2. |
Đại lý du lịch |
7911 |
3. |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa |
5229 |
4. |
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày chi tiết: – Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke); |
5510 |
5. |
Quảng cáo |
7310 |
6. |
Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận |
7320 |
7. |
Vận tải hành khách đường bộ khác chi tiết: Kinh doanh vận tải bằng ô tô – Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định – Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng – Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô |
4932 |
8. |
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại |
8230 |
Bước 2: Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Sau khi đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành tại Sở văn hóa và Du lịch và Tổng cục du lịch. Tại Điều 32 Luật du lịch năm 2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch);
Bản sao y có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bản sao y có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp cho doanh nghiệp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tại Điều 33 Luật du lịch năm 2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như sau:
Hồ sơ thành lập công ty cần những gì để cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
Bản sao y có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bản sao y có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bản sao y có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:
Doanh nghiệp xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tại Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2018 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh về dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại việt nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài quy định về phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:
Cấp mới: 3.000.000 đồng/giấy phép;
Cấp đổi: 2.000.000 đồng/giấy phép;
Cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.
Một số quy định liên quan đến giấy phép du lịch lữ hành.
Tại Điều 34 Luật du lịch năm 2014 quy định doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất hoặc bị hư hỏng.
Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như sau:
Doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL);
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Tại Điều 35 Luật du lịch năm 2017 quy định về các trườn hợp và thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:
Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp;
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phù hợp với phạm vi kinh doanh trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như sau:
Doanh nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép;
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (tham khảo danh sách công ty du lịch tại tphcm được cấp đổi giấy phép);
Tại Điều 36 Luật du lịch năm 2017 quy định doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
Chấm dứt hoạt động không còn kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
Không đáp ứng 01 (một) trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Làm phương hại, ảnh hưởng đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
Lợi dụng hoạt động du lịch lữ hành để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
Cho các tổ chức, các cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả, gây thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
Giả mạo hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành; không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 06 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.
Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại các trường hợp còn lại chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.
Tại Điều 37 Luật du lịch năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó,
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép (tham khảo danh sách các công ty lữ hành tại tphcm thực hiện đúng quy định);
thủ tục thành lập công ty du lịch
Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
Thông báo khi có sự thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
Cung cấp các thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo quy định trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
Sử dụng các hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên khi hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
Chấp hành và phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán nơi đến du lịch và Việt Nam; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
Thực hiện báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
Áp dụng biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
Quản lý khách đi du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam;
Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Dịch vụ thành lập công ty du lịch lữ hành của chúng tôi.
Có thể thấy thủ tục thành lập công ty du lịch là không quá phức tạp, tuy nhiên sẽ phải trải qua nhiều thủ tục khác nhau và nếu Quý khách hàng không có nhiều thời gian để tự mình thực hiện hoặc chưa chắc chắn về việc thực hiện thủ tục và muốn tìm đơn vị dịch vụ uy tín để hỗ trợ mình thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Là đơn vị cung cấp các dịch vụ cho các công ty du lịch lữ hành tại tphcm như:
Tư vấn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, các điều kiện để thành lập doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp du lịch, ngành nghề kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp lữ hành, kế toán công ty du lịch,….;
Tư vấn các quy định pháp luật du lịch liên quan đến việc thành lập và xin giấy phép du lịch bao gồm quy định về vốn điều lệ, quy định về việc ký quỹ, sử dụng, rút tiền ký quỹ,…..;
Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hồ sơ xin giấy phép du lịch và các giấy tờ tài liệu có liên quan theo quy định pháp luật;
Đại diện Quý Khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền về du dịch, sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có) và giải quyết toàn bộ các vấn đề phát sinh để đảm bảo xin được giấy phép kinh doanh du lịch;
Nhận hồ sơ và bàn giao cho Quý Khách hàng;
Tư vấn các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi nhận được yêu cầu.
Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên tại Luật Rong Ba
Luật Rong Ba với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý thường xuyên trong nhiều lĩnh vực. Luật Rong Ba chỉ cung cấp các dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trong đó Luật Rong Ba thường xuyên là một trong các dịch vụ chủ chốt nhất của Phòng luật sư công ty Tư vấn luật.
Ngày nay tư vấn pháp lý thường xuyên không còn mới lạ và ngày càng được nhiều tổ chức và doanh nghiệp áp dụng bởi tính hữu ích của dịch vụ và chi phí thấp.
Thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn thắc mắc hỏi tư vấn pháp lý thường xuyên là gì? Chúng tôi được gì khi sử dụng dịch vụ đó.
Qua đây để giải đáp thắc mắc của những doanh nghiệp còn băn khoăn Luật Rong Ba cũng xin tư vấn để doanh nghiệp nắm vững hơn.
Điểm khác biệt nhất trong tư vấn pháp luật thường xuyên hay tư vấn pháp lý thường xuyên là hoạt động “thường xuyên” các luật sư tư vấn làm việc liên tục trong việc hỗ trợ và tư vấn và xử lý các vụ việc liên quan đến pháp lý dù không ngồi và làm việc tại văn phòng doanh nghiệp có nhu cầu thuê luật sư giống như một nhân viên pháp chế doanh nghiệp thông thường.
Gói cơ bản
Kiểm tra tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp
Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh, các thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước, các vấn đề pháp lý nội bộ của doanh nghiệp.
Tư vấn phương án giải quyết các tồn tại ở góc độ pháp lý của doanh nghiệp.
Báo cáo và Thư tư vấn qua email, mạng xã hội
Luật sư hỗ trợ giải thích, phân tích qua điện thoại, email và tài khoản mạng xã hội.
Tư vấn pháp luật về hợp đồng
Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống hợp đồng và các văn bản liên quan đến quá trình giải quyết
Cung cấp bộ hợp đồng mẫu và các văn bản mẫu liên quan đến ký kết, thực hiện hợp đồng
Tư vấn, hướng dẫn phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tư vấn và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho doanh nghiệp
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Các thủ tục về Sở hữu trí tuệ;
Đăng ký tài sản doanh nghiệp;
Tạm dừng, chấm dứt hoạt động;
Thủ tục đăng ký, thông báo nội quy lao động;
Các thủ tục hành chính khác;
Các vấn đề phòng cháy chữa cháy
Tư vấn về lĩnh vực tái cấu trúc Doanh nghiệp
Luật Rong Ba sẽ thực hiện tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp
Tư vấn về pháp luật Lao động
Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động
Cung cấp biểu mẫu chuẩn, phù hợp quy định pháp luật về lao động
Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp
Tư vấn lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Luật Rong Ba sẽ thực hiện tư vấn các thủ tục thuế cơ bản cho doanh nghiệp
Gói nâng cao
Gói dịch vụ này sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp trong nước với quy mô vừa và lớn, bao gồm các thông tin cơ bản sau:
Kiểm tra tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp
Công việc của gói cơ bản
Luật sư tư vấn trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật về Hợp đồng
Kiểm tra Hợp đồng và các văn bản liên quan đến việc ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng
Soạn thảo bộ hợp đồng mẫu và các văn bản mẫu liên quan đến ký kết, thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp
Tư vấn, soạn thảo văn bản và hướng dẫn phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tư vấn các Thủ tục hành chính
Tư vấn và hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp:
Các thủ tục tại gói cơ bản
Các quy định pháp luật về môi trường;
Các quy định về pháp luật đất đai trong doanh nghiệp;
Thủ tục xây dựng công trình
Hỗ trợ thực hiện (khách hàng gửi thêm công tác phí).
Tư vấn, soạn thảo các văn bản thực hiện thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với các hành vi hành chính, quyết định hành chính trái quy định pháp luật gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Tư vấn thực hiện Tái cấu trúc Doanh nghiệp
Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp;
Tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
Tư vấn thủ tục mua bán tài sản doanh nghiệp
Tư vấn giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong doanh nghiệp;
Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp;
Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần doanh nghiệp
Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán tài sản doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật về Lao động
Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động
Soạn thảo biểu mẫu chuẩn, phù hợp quy định pháp luật và chính sách công ty về lao động
Tư vấn, soạn thảo văn bản, đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp
Tư vấn thủ tục tài chính doanh nghiệp
Tư vấn các thủ tục thuế cơ bản cho doanh nghiệp
Tư vấn về chính sách và điều kiện tiếp cận vốn, bao gồm các thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng và tổ chức tín dụng khác
Tư vấn, soạn thảo văn bản, đơn từ để giải quyết tranh chấp tín dụng với ngân hàng cho doanh nghiệp
Thương mại – Quảng cáo
Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá
Gói chuyên nghiệp
Đây là gói dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên mà các doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên sử dụng, có một số nội dung như sau:
Kiểm tra tình trạng pháp lý
Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh, các thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước, các vấn đề pháp lý nội bộ của doanh nghiệp.
Tư vấn phương án giải quyết các tồn tại ở góc độ pháp lý của doanh nghiệp.Báo cáo và Thư tư vấn qua email, mạng xã hội
Luật sư – phiên dịch viên tư vấn trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp;
Thư tư vấn song ngữ (Anh Việt) qua mail
Tư vấn pháp luật về Hợp đồng
Các công việc tại gói nâng cao nhưng bao gồm SONG NGỮ ANH VIỆT
Luật sư – phiên dịch viên tư vấn trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp;
Tư vấn về Thủ tục hành chính
Tư vấn và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Các thủ tục tại gói nâng cao
Thay mặt khách hàng thực hiện
Tư vấn, soạn thảo các văn bản thực hiện thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với các hành vi hành chính, quyết định hành chính trái quy định pháp luật gây thiệt hại cho doanh nghiệp (SONG NGỮ ANH VIỆT).
Tư vấn về Tái cấu trúc Doanh nghiệp
Các công việc trong gói nâng cao nhưng bao gồm SONG NGỮ ANH – VIỆT
Tư vấn pháp luật về Lao động
Các công việc trong gói nâng cao nhưng bao gồm SONG NGỮ ANH – VIỆT
Tư vấn pháp luật về tài chính doanh nghiệp
Các công việc trong gói nâng cao nhưng bao gồm SONG NGỮ ANH – VIỆT
Tư vấn pháp luật về thương mại – Quảng cáo
Tất cả các công việc dưới đây (bao gồm SONG NGỮ VIỆT – ANH):
Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá
Tư vấn về thủ tục lưu thông hàng hóa trong nước
Tư vấn về thủ tục hải quan
Tư vấn về phòng vệ thương mại
Tư vấn về các chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh
Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Luật Rong Ba
Tư vấn qua tổng đài
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Rong Ba làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối Tổng đài Luật Rong Ba
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Rong Ba như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành
Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Rong Ba sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Rong Ba bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Rong Ba trong giờ hành chính.
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Rong Ba mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Luật Rong Ba sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Luật Rong Ba cam kết bảo mật thông tin của khách hàng
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Rong Ba sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Rong Ba cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Luật Rong Ba cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu Việt Nam
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật Rong Ba!
Trên đây là những quy định về điều kiện và thủ tục thành lập công ty du lich lữ hành mới nhất. Nếu Quý Khách hàng còn chưa rõ muốn được giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán công ty du lịch của chúng tôi, vui lòng liên hệ với Luật Rong Ba để được hỗ trợ tốt nhất.