Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài

Khi được nhận thừa kế, dù là ở trong nước hay ở nước ngoài thì người này vẫn có đầy đủ quyền với phần di sản mà mình nhận được kể cả quyền từ chối nhận tài sản thừa kế. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.

Từ chối nhận di sản thừa kế là gì

Đầu tiên, khái niệm di sản được quy định trong điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Tài sản thừa kế chính là khối tài sản thuộc quyền sử hữu của người mất để lại cho người còn sống (di sản).

Từ chối nhận tài sản thừa kế là việc cá nhân, tổ chức được quyền hưởng di sản thừa kế thông qua di chúc hoặc theo quy định pháp luật nhưng họ thể hiện ý chí không muốn nhận di sản đó.

Từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài là gì

Khoản 2 điều 663 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Như quy định trên, ta thấy rõ một người khi từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài thì người đó phải đang ở nước ngoài một cách hợp pháp và phải là một trong những người được hưởng di sản của người đã mất.

Ở nước ngoài, vẫn được từ chối nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân:

  • Còn sống vào thời điểm mở thừa kế;
  • Đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết và được sinh ra, còn sống sau thời điểm mở thừa kế.

Ngoài ra, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Chỉ có các trường hợp sau đây không được hưởng thừa kế:

  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản;
  • Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng phần hoặc toàn bộ di sản mà người này được hưởng;
  • Lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản lập di chúc, giả mạo di chúc…

Lưu ý rằng, những người này không được hưởng thừa kế theo pháp luật mà chỉ được hưởng theo di chúc nếu người để lại di sản biết mà vẫn chỉ định họ hưởng di sản theo di chúc.

Đồng thời, Điều 620 Luật này cũng nêu rõ, những người thừa kế có quyền từ chối di sản nhưng tuyệt đối không lợi dụng việc từ chối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.

Như vậy, một người dù ở trong nước hay ở nước ngoài, nếu không thuộc một trong các trường hợp không được hưởng thừa kế ở trên thì có quyền từ chối nhận di sản.

Người ở nước ngoài từ chối nhận di sản thừa kế như thế nào

Mặc dù có quyền từ chối nhận thừa kế nhưng vì khoảng cách xa xôi nên người ở nước ngoài gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục này.

Thay vì đến tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam để công chứng Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, người ở nước ngoài có thể liên hệ với cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện việc từ chối.

Căn cứ điều 78 Luật Công chứng 2014, cơ quan này được công chứng Di chúc, Văn bản từ chối nhận di sản, Văn bản ủy quyền và các Hợp đồng, giao dịch khác trừ các Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.

Theo đó, thủ tục thực hiện Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của người ở nước ngoài cũng giống như thủ tục này khi thực hiện trong nước theo quy định tại Điều 59 Luật Công chứng.

Việc từ chối nhận di sản được thực hiện khi nào

Quy định tại điều 620 Bộ Luật Dân sự quy định về từ chối nhận di sản, cụ thể:

  • Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Theo quy định tại điều này, thì thời điểm từ chối nhận di sản thừa kế phải trước thời điểm phân chia di sản chứ không phải tuân thủ về mặt thời gian nhất định như Bộ Luật Dân sự 2005 đã quy định.

Việc từ chối nhận di sản là quyền của người được hưởng di sản thừa kế nên không có ai được phép tự ý từ chối khi không có sự đồng ý của người được hưởng di sản. Đồng thời, để tránh những tranh chấp về việc từ chối và hưởng di sản thừa kế thì những đồng thừa kế cần có sự thỏa thuận rõ ràng với nhau.

văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài

văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài

Thời hiệu thừa kế

Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế, cụ thể:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, nếu trong trường hợp người được thừa kế tài sản ở nước ngoài nhưng không ký kết bất kỳ một văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế nào nhưng người nhà ở Việt Nam lại tự ý thay mặt ký và làm thủ tục khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản thì người này có quyền khởi kiện ra tòa án dân sự để yêu cầu tòa án phân chia lại di sản.

Người được thừa kế bất động sản đang ở nước ngoài

Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định rõ:

Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

  • Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
  • Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Giấy tờ cần chuẩn bị

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao Di chúc (nếu thừa kế theo Di chúc) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người từ chối nhận thừa kế (nếu chia thừa kế theo pháp luật);
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
  • Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Các giấy tờ nhân thân: CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân … của người từ chối nhận di sản thừa kế.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý

Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (phòng Lãnh sự quán, Đại sứ quán)

Mức phí

Theo phụ lục 02 biểu mức thu phí trong lĩnh vực ngoại giao ban hành kèm thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016,  mức thu phí trong trường hợp công chứng Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là: 20 USD/bản.

Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài

Qúy bạn đọc có thể tham khảo mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài theo mẫu sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

================

 

GIẤY TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

 

Kính gửi: Đại sứ quán Việt Nam tại nước

  1. Người từ chối nhận di sản thừa kế:

-Họ và tên: …………………….. ngày sinh:… /…… /………

-Hộ chiếu số:……………..ngày cấp: …/…/……; Nơi cấp……………………………………

-Địa chỉ tại tại …………………………………………………………………………………

2. Người để lại di sản thừa kế

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bản thân tôi được thừa kế một phần di sản của ông/bà/cha/mẹ/vợ/chồng, là:

– Họ và tên: ………………………; ngày sinh: …/…../…… chết ngày: …../…../…….

– Nơi thường trú trước khi chết: ……………………………………………………………….. …

  1. Di sản thừa kế gồm:

………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………….

  1. Nội dung:

– Bằng giấy này, tôi tự nguyện từ chối nhận phần di sản mà tôi được thừa kế nêu trên.

– Tôi tự nguyện tặng phần di sản này lại cho ……..của tôi là ……………………

– Tôi cam đoan việc từ chối di sản thừa kế này là hoàn toàn tự nguyện, không kèm theo điều  kiện gì, và không nhằm trốn tránh việc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

– Tôi cũng cam đoan từ nay về sau không khiếu nại và tranh chấp di sản nêu trên.

A , ngày …. thángnăm 2022

Người từ chối di sản thừakế

(ghi rõ tên)

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế ở nước ngoài và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775